1. Tác động của ngành Công nghiệp nặng đến Phát triển Kinh tế – Xã hội
Công nghiệp nặng là một trong những ngành giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế và đời sống xã hội hiện nay. Tại Việt Nam, công nghiệp nặng đã đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của đất nước, đóng góp vào GDP, việc làm và xuất khẩu.
Các ngành thuộc công nghiệp nặng bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau, như thép, xi măng, hóa chất, năng lượng, máy móc và điện tử,… Những lĩnh vực này đòi hỏi cơ sở sản xuất quy mô lớn, máy móc tinh vi và thiết bị chuyên dụng, chẳng hạn như nồi hơi, để hoạt động hiệu quả và bền vững.
Tác động của công nghiệp nặng đến phát triển kinh tế – xã hội rất đa dạng:
Khía cạnh đầu tiên có thể nhắc đến chính là giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho dân cư địa phương, qua đó xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống.
Theo Thống kê, lĩnh vực sản xuất phụ thuộc nhiều vào công nghiệp nặng, chiếm tỷ trọng việc làm đáng kể ở Việt Nam, tạo việc làm cho hơn 12 triệu người vào năm 2020. Hơn nữa, xuất khẩu công nghiệp nặng đóng góp đáng kể vào cán cân thương mại của đất nước, với xuất khẩu thép, xi măng và các sản phẩm khác tạo ra doanh thu hàng tỷ đô la mỗi năm.
Thứ hai, ngành công nghiệp nặng thúc đẩy đổi mới và chuyển giao công nghệ khi các công ty đầu tư vào nghiên cứu và phát triển để nâng cao hiệu quả, giảm chi phí và nâng cao chất lượng sản phẩm. Đổi lại, điều này tạo ra một môi trường thuận lợi cho tiến bộ công nghệ, dẫn đến tác động lan tỏa trong toàn bộ nền kinh tế. Công nghiệp nặng cũng thúc đẩy phát triển kỹ năng, vì công nhân được đào tạo trong các lĩnh vực chuyên môn, chẳng hạn như hàn, gia công và bảo trì, dẫn đến lực lượng lao động có tay nghề cao hơn.
Thứ ba, công nghiệp nặng góp phần phát triển cơ sở hạ tầng, vì nó đòi hỏi đầu tư quy mô lớn vào giao thông, năng lượng và hậu cần. Điều này tạo ra hiệu ứng cấp số nhân đối với nền kinh tế, khi phát triển cơ sở hạ tầng giúp tăng cường kết nối, giảm chi phí giao dịch và cải thiện môi trường kinh doanh tổng thể. Ngoài ra còn thu hút nhiều đầu tư hơn và tạo ra nhiều việc làm hơn, dẫn đến tăng trưởng kinh tế bền vững.
Tuy nhiên do tính chất của sản phẩm và quy trình sản xuất, hoạt động mà ngành công nghiệp nặng gây ra tác động đáng kể đến môi trường. Nó chiếm khoảng 22% lượng khí thải nhà kính toàn cầu, và gây ra những vấn đề khác như rò rỉ hóa chất, tràn dầu và sử dụng nước quá mức. Việc xây dựng các cơ sở lớn cần thiết trong ngành có thể ảnh hưởng đến điều kiện sống xung quanh đó.
Ngoài ra, do công nghiệp nặng thường đòi hỏi vốn đầu tư đáng kể nên rào cản gia nhập ngành khá cao. Việc muốn phát triển ngành cũng gặp thách thức hơn từ đó.
2. Vai trò của nồi hơi trong ngành công nghiệp nặng
Là một sản phẩm của ngành công nghiệp nặng, việc ứng dụng nồi hơi trong các lĩnh vực công nghiệp đã trở lên rất rộng rãi, lên đến 90% các ngành có nhu cầu, và sử dụng thiết bị này trong sản xuất. Với chức năng tạo ra nguồn năng lượng an toàn phục vụ cho nhu cầu về hơi – nhiệt, lò hơi đóng vai trò quan trọng trong quy trình sản xuất của nhiều ngành hàng:
Ngành thực phẩm chiếm 19,2% tổng mức tiêu thụ năng lượng trong các ngành công nghiệp tại Việt Nam. Trong đó lò hơi được lắp đặt trong hệ thống dây chuyền sản xuất các loại thực phẩm đóng gói với nhiệm vụ sấy khô hoặc đun nóng, khử trùng các sản phẩm. (Theo số liệu của Chương trình mục tiêu quốc gia về tiết kiệm năng lượng)
Ngành giấy là một trong 5 ngành công nghiệp có mức độ tiêu thụ năng lượng lớn trên thế giới, hơi nhiệt được dùng hầu hết ở các công đoạn sản xuất. Do đó, nhu cầu sử dụng lò hơi trong ngành thường rất lớn.
Ngành hóa chất cần sử dụng hơn 80% nhiệt năng trong sản xuất và phần trăm còn lại là điện năng. Trong khi đó, chúng ta đang sống trong một thế giới phụ thuộc vào hóa chất. Nhu cầu về các sản phẩm hóa chất này có tác động trực tiếp đến nhu cầu năng lượng trong quá trình sản xuất.
Ngoài ra, bạn có biết rằng thực chất nhà máy nhiệt điện là một hệ thống lò hơi cỡ lớn? Giai đoạn chuyển hóa năng lượng của một nhà máy nhiệt điện bao gồm: Nhiệt năng – động năng – điện năng. Nhiệt năng được tạo ra từ đốt than đá, dầu,… làm bốc hơi nước tạo ra hơi quá nhiệt. Hơi quá nhiệt này có động năng rất lớn, và sẽ tác động khiến tuabin quay để chuyển đổi động năng thành điện năng. Trong khi đó hiện nay, bên cạnh thủy điện, nhóm nhiệt điện than hiện đang đóng góp sản lượng điện lớn chiếm hơn 42% sản lượng cả nước.

Nguồn: Internet
Có thể nói, nồi hơi đã góp một phần quan trọng cho nguồn năng lượng quốc gia, vừa phục vụ sản xuất, vừa góp phần duy trì ổn định mạng lưới điện phân phối trên khắp cả nước.
Bằng công nghệ phù hợp, nồi hơi công nghiệp có thể cải thiện hiệu quả và năng suất của các ngành này bằng cách giảm tiêu thụ năng lượng và chi phí. Qua đó thúc đẩy các doanh nghiệp lò hơi trong nước phải không ngừng cải tiến công nghệ và nâng cao năng lực sản xuất để có thể cạnh tranh với các đơn vị nước ngoài. Không chỉ nói riêng doanh nghiệp sản xuất lò hơi, mà các doanh nghiệp sử dụng năng lượng cũng phải thực hiện những chuyển đổi cải tạo hướng đến hiệu quả đạt được ngày một tốt hơn theo tiêu chuẩn trong và ngoài nước.
Bên cạnh đó cũng phải kể đến những đóng góp trong ngành đến đời sống xã hội khi cung cấp được một số lượng lớn cơ hội việc làm cho cộng đồng địa phương. Người lao động luôn được đào tạo tay nghề chuyên môn để có kỹ năng đặc biệt vào chế tạo, vận hành và bảo trì nồi hơi một cách an toàn và hiệu quả.
Sử dụng lò hơi là hệ thống cung ứng và đảm bảo năng lượng cho các ngành sản xuất mang lại những lợi ích to lớn cho nền kinh tế quốc gia nhưng không thể tránh khỏi những tác động mặt trái đến kinh tế xã hội.
Một trong số đó là chi phí đầu tư, lắp đặt và vận hành nồi hơi thường rất cao và cần được bảo trì liên tục, vận hành lành nghề để tránh sự cố và tai nạn. Các chi phí này gây ảnh hưởng đáng kể đến lợi nhuận và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
Ngoài ra, thách thức lớn thường gặp khi sử dụng lò hơi là tác động đến môi trường. Lò hơi đốt một lượng lớn nhiên liệu để tạo ra hơi nước hoặc nước nóng, thải ra khí nhà kính và các chất ô nhiễm khác gây hại cho môi trường. Lò hơi cũng tiêu tốn và lãng phí một lượng lớn nước, ảnh hưởng đến nguồn nước và hệ sinh thái thủy sinh. Hơn nữa, nồi hơi tạo ra chất thải như tro, xỉ và nước thải cần được xử lý một cách an toàn và có trách nhiệm.
Việc thiết kế, sản xuất và lắp đặt nồi hơi đòi hỏi kiến thức, kỹ năng và thiết bị chuyên dụng. Công ty Cổ phần Mạc Tích là nhà cung cấp hàng đầu các dịch vụ này tại Việt Nam.
3. Martech tự hào mang lại giá trị cho ngành lò hơi
Với kỹ năng và chuyên môn được tích lũy trong hơn 3 thập kỷ qua, Martech đã sản xuất hơn 2500 nồi hơi và thiết bị áp lực phục vụ cho nhiều ngành sản xuất. Từ việc cung cấp một sản phẩm mới cho đến cải tạo hoặc chuyển đổi, Martech luôn dành tâm huyết nghiên cứu và đưa ra giải pháp phù hợp nhất nhằm khắc phục được những vấn đề tiêu cực trong sử dụng lò hơi. Đó cũng là sứ mệnh của Martech trong thời điểm hiện nay. Do đó, sản phẩm chất lượng, đạt tiêu chuẩn cao và mang lại giá trị kinh tế – môi trường bền vững là thứ mà mỗi khách hàng của Martech luôn nhận được.
Nói đến những tác động tiêu cực mà việc sử dụng lò hơi ảnh hưởng đến môi trường. Đây là trách nhiệm mà đơn vị cung cấp và sử dụng lò hơi phải tìm cách giải quyết phù hợp.
Theo xu hướng công nghệ khử carbon nhằm thúc đẩy chuyển hóa năng lượng xanh, việc sử dụng lò hơi đốt sinh khối và rác thải sẽ mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Đầu tiên là nhiên liệu này giúp giảm phát thải CO2 so với việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch như trước đây. Và thứ hai là đảm bảo nguồn cung ổn định và tình trạng sẵn có. Bên cạnh đó, kết hợp với công nghệ xử lý khí thải hiện đại, chúng tôi tự tin có thể giải quyết nguy cơ ô nhiễm một cách hiệu quả.
Ngoài ra, lò hơi được lắp đặt cần đảm bảo lợi ích kinh tế tối ưu nhất cho khách hàng
Chi phí đầu tư cho một hệ thống lò hơi cao hay thấp thường phụ thuộc vào nhiều yếu tố như công nghệ lò hơi, công suất sinh hơi, hiệu suất, nguyên vật liệu,… và những yếu tố này cũng sẽ có ảnh hưởng nhất định đến vòng đời sản phẩm. Do đó, để biết được chi phí đầu tư tối ưu nhất, khách hàng có thể liên hệ đội ngũ nhân viên Martech để nhận được tư vấn chi tiết nhất.